Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị tương đương CCCD

Nguyễn Thu Trang đã đăng lúc 11:09 - 27.10.2023

Định danh và xác thực điện tử là gì? Tại sao lại cần định danh và xác thực điện tử? Bài viết này sẽ giúp các VDS-ER giải đáp các thắc mắc xoay quanh quy định pháp luật về định danh điện tử và những tiện lợi khi sử dụng VNeID.

1. Hiểu thế nào về định danh và xác thực điện tử

Định danh điện tử là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử. Trong đó, danh tính điện tử là thông tin của một cá nhân hoặc một tổ chức trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân hoặc tỏ chức đó trên môi trường điện tử.

Xác thực điện tử là hoạt động xác nhận, khẳng định thông tin gắn với chủ thể danh tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin của chủ thể danh tính điện tử đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, cơ sở dữ liệu khác và hệ thống định danh và xác thực điện tử hoặc xác thực tài khoản định danh do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử để khẳng định giá trị sử dụng của tài khoản định danh đó.

2. Ứng dụng "VNEID" là gì?

DSC03333-01"VNEID" là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử, phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử?

Có 03 đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử, bao gồm:

Thứ nhất, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử. Trường hợp công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ thì đăng ký theo tài khoản định danh của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Thứ hai, người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử. Trường hợp người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ thì đăng ký tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Thứ ba, cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

4. Tài khoản định danh điện tử của cá nhân gồm mấy mức độ?

Tài khoản định danh điện tử của cá nhân gồm 2 mức độ, bao gồm: mức độ 1 và mức độ 2. Trong đó:

- Mức độ 1 gồm những thông tin cơ bản như: số định danh cá nhân; họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; ảnh chân dung.

- Mức độ 2 gồm những thông tin ở mức độ 1 cộng thêm dấu vân tay.

5. Tại sao cần phài đăng ký tài khoản định danh điện tử?

Việc có tài khoản định danh điện tử sẽ giúp chủ tài khoản thực hiện thủ tục hành chính,dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của mình một cách thuận tiện và dễ dàng.

Đặc biệt khi có tài khoản định danh điện tử ớ mức độ 2, chủ tài khoản có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử thay cho việc xuất trình giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản. Chẳng hạn, đối với công dân Việt Nam có thể sử dụng tài khoản định danh ở mức độ 2 thay cho Căn cước công dân, hay đối với người nước ngoài có thể sử dụng tài khoản ở mức độ 2 thay cho hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

6. Đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào?

Đối với VDS-ER đã có căn cước công dân gắn chíp, khi đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức độ 1 chỉ cần cài đặt ứng dụng VNEID về điện thoại, sau đó nhập thông tin về số định danh cá nhân; số điện thoại/địa chỉ thư điện tử, thu nhận ảnh chân dung. Sau khi nhập xong thông tin, VDS-ER gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNEID. Cơ quan quản lý sẽ thông bao kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNEID/tin nhắn/địa chỉ thư điện tử của VDS-ER.

cccdcochipNếu muốn đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2, công dân có căn cước công dân đến phường, xã, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Cán bộ tiếp nhận thông tin mà công dân cung cấp vào hệ thống, chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử. Sau đó, cơ quan quản lý định danh điện tử sẽ thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNEID/tin nhắn/địa chỉ thư điện tử. 

Đối với công dân không có căn cước công dân, cơ quan tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2 cùng với cấp thẻ căn cước công dân. 

Các quy định pháp luật về mua bán hóa đơn

  • 5910

Phân tích chiêu trò lừa đảo “con đang cấp cứu” dưới lăng kính pháp luật

  • 6
  • 8341

Tiền gửi không cánh mà bay - Chủ thể nào chịu trách nhiệm

  • 59
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua