Tiền gửi không cánh mà bay - Chủ thể nào chịu trách nhiệm

Nguyễn Thu Trang đã đăng lúc 18:13 - 25.04.2024

Thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra các vụ việc tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng không cánh mà bay. Bài viết sẽ cung cấp cho CBNV cách xử lý khi gặp phải trường hợp trên.

Trước khi đặt ra trách nhiệm bồi thường cho bất kỳ chủ thể nào, cần phải xem xét, đánh giá đến quá trình diễn biến vụ việc, hành vi thực hiện, lỗi thuộc về bên nào,...

1. Mất tiền gửi tại ngân hàng do lỗi của người gửi tiền - chủ tài khoản 

Trong trường hợp này, hách hàng đã không thực hiện đúng quy trình của ngân hàng, có những lỗi nhất định tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng như ký giấy tờ khống, ký giấy trắng, tải các ứng dụng không đáng tin về máy điện thoại dẫn đến việc bị chiếm quyền,...

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN ngày 28/12/2020, chủ tài khoản có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình,

Trong trường hợp này, ngân hàng không có lỗi vì đây là việc họ không thể kiểm soát được. Vì vậy lúc này, trách nhiệm bồi thường sẽ không đặt ra cho Ngân hàng. Ngân hàng có thể sẽ tham gia vụ án với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan. 

pasted-image-0-1

2. Mất tiền gửi tại ngân hàng không do lỗi của người gửi tiền - chủ tài khoản 

Trong trường hợp này, khách hàng đã thực hiện đúng quy trình của ngân hàng, khách hàng không hề có lỗi nhưng tiền gửi vẫn "không cánh mà bay". 

Căn cứ Điều 554, Điều 557 BLDS 2015, Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng. Đồng thời, bên giữ tài sản có nghĩa vụ bảo vệ tài sản, trả lại tài sản, thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó,... 

Như vậy, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng tức là giữa hai bên đã ký kết một hợp đồng gửi giữ tài sản. Bên giữ tài sản (ngân hàng) phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản theo thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi,..

Ngoài ra, theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN ngày 28/12/2020, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ngân hàng) có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình.

Khoản 1 Diều 584 BLDS 2015 cũng quy định người nào có hành vi xâm phạm tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Từ đó, có thể hiểu, khi khách hàng bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng mà không phải lỗi do khách hàng gây ra thì ngân hàng sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. 

Nếu cán bộ hoặc nhân viên của ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng có thể là do sự yếu kém, sơ hở trong việc quản lý của chính ngân hàng đó, hoặc do một số bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng đã lợi dụng kẽ hở để chiếm đoạt tài sản của người gửi. Đối với trường hợp này, nếu ngân hàng được xác định là bị hại thì người chiếm đoạt sẽ phải bồi thường cho ngân hàng, còn ngân hàng sẽ phải bồi thường lại cho khách hàng bị mất tiền. 

Trường hợp nếu ngân hàng thoái thác không nhận trách nhiệm, không bồi thường cho khách hàng thì khách hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu ngân hàng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho khách hàng.

Bản tin thị trường Quý I/ 2024 và dự báo thị trường Quý II

  • 1263

Tiền gửi không cánh mà bay - Chủ thể nào chịu trách nhiệm

  • 48
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua