Nhân vật truyền cảm hứng: Gặp gỡ Đặng Văn Lâm - Phòng Khai thác dịch vụ.

Đặng Văn Lâm đã đăng lúc 18:10 - 25.01.2024

Khám phá câu chuyện của anh Đặng Văn Lâm về hành trình "Thử thách để thành công".

Cách đây khoảng 8 năm. Thời điểm tôi mới tốt nghiệp đại học với tấm bằng chuyên ngành công nghệ thông tin, tôi mong muốn tìm kiếm công việc để thử nghiệm bản thân mình. Tôi đã ứng tuyển rất nhiều nơi (không dưới 15 công ty, từ nhỏ đến lớn), nhưng chỉ được gọi phỏng vấn khoảng 2,3 nơi, vì tất cả công ty đó đều muốn tuyển chọn ứng viên đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm.

Sau vài tháng xin việc tại các công ty, tôi vào 1 công ty với quy mô nhỏ, với vị trí nhân viên code (trong khi tôi học hệ thống mạng). 6 tháng làm code là khoảng thời gian đối với tôi như 1 trải nghiệm kinh khủng, mỗi ngày lên công ty, là 1 ngày áp lực, giống như việc các bạn phải học 1 môn học mà mình không muốn học vậy. Trong khoảng thời gian thử việc, thông thường chỉ mất 2 tháng, nhưng với tôi là nửa năm, và chỉ với mức lương vỏn vẹn 4 triệu. Nhưng tôi chấp nhận với điều đó, vì trong thời gian đó, cái tôi mong muốn đi làm là đúc kết được kiến thức, kinh nghiệm….

Khoảng 1 năm sau đó, tôi cũng chỉ nâng cao nghiệp vụ code được 1 chút, không có gì đáng để kể về thành tích hay sự nổi trội trong công việc. Vào 1 buổi đi công tác cùng sếp, tôi đã mạnh dạn đề xuất với sếp, với công ty, cho mình được chuyển sang nghiệp vụ mà tôi đã theo học là Mạng và Ứng dụng. Thực sự thời điểm khi tôi đề xuất, trong đầu tôi cũng chỉ có kiến thức trên sách vở, chưa hề có kinh nghiệm thực tế nào, vì thời điểm đó, công ty tôi chưa có nhân sự về nghiệp vụ này, nên tôi đã mạnh dạn tiên phong chuyển sang mảng này để cùng công ty xây dựng lại hệ thống chuẩn chỉnh và bài bản hơn.

Giai đoạn mới bắt đầu đó, với người chưa có kinh nghiệm như tôi, công ty cũng chưa có 1 ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi không biết phải đồng hành cùng ai để tìm ra các cách làm đúng nhất, ngắn nhất, nhanh nhất. Thật sự cũng mất khá nhiều thời gian, khá nhiều khó khăn, trong đầu lúc nào cũng có những câu hỏi như:

- Mình cần làm gì?

- Cái này phải làm như thế nào?

- Phải bắt đầu từ đâu?

- ……….

Slide9
 

Và với những câu hỏi đó, kèm theo những kiến thức tôi đã học được trên ghế nhà trường, cộng thêm về sự đam mê, tôi đã tự tìm hiểu trên mạng, trên các trang web, các diễn đàn, đọc , và hỏi những người xa lạ trên mạng nhưng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi nhớ, hồi đó, vốn kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành CNTT của tôi cũng chưa đủ nhiều, khi nhìn vào các bài viết có nội dung tiếng anh, chắc tôi chỉ hiểu khoảng 30%, còn lại tôi sử dụng google để dịch thuật, mày mò các tài liệu, thậm trí có cả những bài viết trên diễn đàn bằng tiếng Trung, tiếng Hàn tôi cũng dịch ra để phục vụ cho công việc của mình. Cảm giác lúc giống như việc bạn đang đứng 1 mình giữa ngã 4, không biết rẽ đi đâu cho đúng, chỉ còn cách thử đi, nếu sai thì quay lại điểm xuất phát để bước đi lại ý.

Tất nhiên, có những lúc tôi cũng đã nản, đã nhụt trí, vì nhìn các bạn bè cùng khóa học, cùng điểm xuất phát, người ta đã làm việc được hơn gần 2 năm, mọi thứ cũng gọi là tạm ổn định sau khi tốt nghiệp, cũng được làm việc tại các công ty lớn, với mức lương cũng cao hơn tôi rất nhiều, nhìn lại bản thân tôi vẫn còn đang mơ hồ về mọi thứ, trong khi bản thân cũng không phải quá kém cỏi so với mọi người, nhưng tại sao cùng khởi điểm mà mọi người thuận lợi, tốt hơn mình, đi xa hơn mình rồi….

Và tôi nghĩ, nếu muốn bắt kịp họ, chỉ còn cách " bản thân cần NỖ LỰC", đi sai rồi đi lại và phải đi không ngừng nghỉ. Họ nghỉ thì mình vẫn phải tiếp tục đi, họ đi 10km/h thì mình đi 30 - 40km/h hoặc hơn thì may ra mới đuổi kịp và vượt qua được. Với quyết tâm đó, dù khó vẫn phải cố gắng, vì vạn sự khởi đầu nan khi một mình tự đi con đường của mình, dù biết ngã không ai nâng ngoài bản thân tự đứng dậy rồi đi tiếp thôi.

Sau khoảng 2 năm , khi mà 1 mình vượt qua khó khăn đó, tôi cũng có được thành quả cho công ty, và cho chính bản thân mình. Tôi đã xây dựng hoàn chỉnh 1 luồng hệ thống đi vào hoạt động thành công cho công ty, theo đúng các tiêu chí mà sếp và công ty yêu cầu. Tôi Từ một người gần như không dám nhận đồng lương do thấy mình quá yếu kém, từ một người không được các đồng nghiệp tôn trọng, không được sếp đánh giá cao, nhưng vì sự cố gắng, nỗ nực, tôi đã dám bứt phá , dám nghĩ, dám làm, và khiến mọi người nhìn nhận và tôn trọng tôi hơn.

Một thời gian sau đó, khi tôi cảm thấy bản thân có chút kinh nghiệm, kiến thức thực tế, với mong muốn bản thân học hỏi được nhiều hơn nữa, tôi lại 1 lần nữa, mạnh dạn tìm hiểu về các công ty lớn, trong đó có VDS. Ban đầu tôi cũng chỉ nghĩ thử sức để phỏng vấn, nếu may mắn được nhận, thì đó là cơ hội để bản thân được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hơn, học hỏi tích lũy thêm các kiến thức lớn hơn. May mắn tôi đã pass, tôi được làm việc ở đây, tôi cảm thấy VDS là môi trường khá trẻ trung và năng động, từ các sếp, cho đến đồng nghiệp xung quanh, mọi người rất giỏi, cũng rất hòa nhã, chỉ bảo tôi từ công việc cho đến các việc nhỏ nhặt đời sống. Mọi người luôn giúp đỡ nhau vì công việc chung. Lúc đó tôi cảm thấy mình như con cá nhỏ từ sông hồ chuyển ra biển lớn, có đồng nghiệp mới, nhiều thứ mới và trải ngiệm mới.

Năm đầu tiên làm việc, tôi cũng quen với môi trường, quy trình quy định ở Viettel. Công nghệ mới, nghiệp vụ mới tư duy mới giai đoạn đầu cũng chưa quen, vì sự kỷ cương, kỷ luật khắt khe về nội quy , quy định, tôi cũng mất 1 khoảng thời gian để học tập và làm quen, làm chủ được mọi thứ mà Viettel yêu cầu. Nhưng đổi lại, bản thân mình học hỏi được rất nhiều , giúp cho công việc của mình ngày 1 cải thiện hơn trong lĩnh vực CNTT phát triển như hiện nay.

Tôi còn nhớ, thời điểm tôi mới vào, được sếp giao cho công việc, đối với tôi thời điểm đó cũng khá là mới mẻ và khó, khi nhận công việc, lại 1 lần nữa những câu hỏi xuất hiện trong đầu” Mình phải làm thế nào?” Vì tất cả những công việc đó đòi hỏi yêu cầu cao về công nghệ cho đến con người!!! Lại 1 lần nữa, tôi đau đáu suy nghĩ. Nhưng rồi nghĩ, việc gì cũng có cách giải quyết của nó. Sếp tin tưởng mới giao cho mình.

Suy nghĩ nhiều mà chưa có cách giải quyết, hướng đi chưa đúng thì có thể cách tiếp cận và cách giải quyết của mình sai. Thậm chí, có những lúc tôi phải tự ra quyết định mà không báo cáo lại sếp. Một việc khó, bài toán lớn thì tôi thử theo cách tư duy như khi thiết kế mạng lưới, vì tôi nghĩ mọi việc nguyên lý cơ bản đều như nhau: đó là chia nhỏ ra làm, giải quyết từng phần, từng vấn đề, lập kế hoạch để giải quyết, cái nào làm trước, cái nào làm sau, Input là gì và Output mong muốn là gì... Lúc đó tôi đi theo logic: muốn giải phương trình trùng phương (bậc 4) thì ta phải viết cách giải phương trình bậc 2, và muốn giải bậc 2 thì ta phải biết cách giải phương trình bậc 1. Đương nhiên, điều kiện tiên quyết là deadline tiến độ cam kết và dựa vào nó để bản thân ta tự cố gắng nỗ lực mà hoàn thành. Khi ra được bản kế hoạch từng đầu việc dựa vào yêu cầu đầu vào, tôi cảm thấy như hoàn thành được 50% công việc. Từ đó, dựa theo khung sườn đó rồi nỗ lực ngày đêm không ngừng nghỉ, làm mọi cách để hoàn thành được nó. Khi làm xong một vấn đề, đặt địa vị mình là người đánh giá liệu như thế này đã đảm bảo hay chưa, tối ưu hay chưa rồi tiếp tục xử lý tối ưu thêm.

Rồi tới lúc nào đó mà chính bản thân mình cũng không biết, thì mọi nỗ lực cũng được đền đáp, công việc được hoàn thành. Một tiếng thở phào nhẽ nhõm. Lúc ấy tôi cảm thấy mình như trưởng thành hơn, mọi thứ bản thân được hoàn thành hơn mặc dù biết bản thân vẫn còn phải cố gắng rất nhiều. Thời lượng có hạn, tôi chỉ viết ngắn gọn những gì mình trải qua và vượt qua. Hy vọng, các bạn đồng nghiệp đặc biệt là các bạn thế hệ trẻ hãy cố gắng, cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Ở đâu, việc gì, cũng có cái dễ và cái khó quan trọng nhất là chúng ta học được gì, tích lũy được gì cho bản thân sau này. Qua đây mình muốn nói với các bạn rằng: “Mọi thử thách, áp lực đều là cơ hội để chúng ta vươn lên. Có áp lực mới có kim cương”. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ trong quá trình trưởng thành , phát triển nghề nghiệp của tôi!

Chúc các bạn thành công./.

Lần đầu tiên VDS vinh danh, bình chọn các nhân vật truyền cảm hứng

  • 3937

"Ngày ấy & Bây giờ" - nơi VDS-ers nhìn lại hành trình gắn bó với VDS

  • 94

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn 'bàn' về Nho giáo với người Viettel

  • 80
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua