Trần Hiền Ly đã đăng lúc 17:43 - 11.10.2024
Thuận lợi: Các quy định và dự thảo mới mở ra mô hình kinh doanh tiềm năng
Mới đây, dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã bổ sung hành lang pháp lý cho dịch vụ chấm điểm tín dụng. Cụ thể:
Hành lang pháp lý cho dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân (trong đó bao gồm dịch vụ đánh giá khả tín hay còn gọi là chấm điểm). Dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân gồm:
a) Dịch vụ thông tin tín dụng;
b) Các dịch vụ của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân thay mặt cho Bên Kiểm soát, Bên Kiểm soát và Xử lý dữ liệu cá nhân;
c) Dịch vụ đánh giá khả tín dựa trên dữ liệu cá nhân;
Yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân cần có giấy chứng nhận để đủ điều kiện kinh doanh. Điều kiện kinh doanh dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoặc nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh về công nghệ, pháp lý hoặc tư vấn về công nghệ, pháp lý có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân;
b) Có tối thiểu 01 chuyên gia đạt Giấy chứng nhận đủ điều kiện về năng lực công nghệ và pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân hoặc Có tối thiểu 01 chuyên gia đạt Giấy chứng nhận đủ điều kiện năng lực pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân và có tối thiểu 01 chuyên gia đạt Giấy chứng nhận đủ điều kiện năng lực công nghệ về bảo vệ dữ liệu cá nhân;
c) Có xếp hạng tín nhiệm về bảo vệ dữ liệu cá nhân tối thiểu ở mức Đạt.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật Dữ liệu sẽ mở ra cơ hội triển khai các mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu
Dự thảo Luật dữ liệu do Bộ Công an chủ trì xây dựng, dự kiến trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vào ngày 21/10. Theo Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an: “Việc thiết lập thị trường dữ liệu, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ dữ liệu với vai trò dẫn dắt, định hướng, quản lý của nhà nước sẽ tạo cơ hội cho tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước để nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư, phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu, gia tăng hiệu quả kinh tế thông qua dữ liệu”.
Dự thảo Luật dữ liệu được xây dựng bám sát theo 4 nhóm chính sách: Chính sách về xây dựng, phát triển, quản trị, xử lý dữ liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu, quản lý nhà nước về dữ liệu; chính sách về cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia; Chính sách về trung tâm dữ liệu quốc gia và chính sách về các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu. Dự thảo quy định rõ các khái niệm mới liên quan đến mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu, bao gồm Sàn giao dịch dữ liệu, SPDV trung gian dữ liệu, sản phẩm dữ liệu và dịch vụ dữ liệu.
Thách thức: Hệ sinh thái giao thông đang chuyển dịch nhanh chóng
Từ vài năm nay, ZaloPay đã phát triển hệ thống thiết bị bán vé xe bus trong TP Hồ Chí Minh, hỗ trợ đa dạng hình thức thanh toán. Theo đó, Hành khách có thể thanh toán vé xe bus thông qua thẻ top-up Unipass (từ nguồn tiền ZaloPay) hoặc tài khoản UniPass trên ZaloPay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng có những hoạt động tham gia vào lĩnh vực thanh toán giao thông. Theo Nghị định 119/2024, Chủ phương tiện khi thanh toán phí xe có thể sử dụng phương thức thanh toán theo nhu cầu, không phải chi trả qua ví điện tử của nhà cung cấp dịch vụ thu phí như hiện nay. Vì vậy, Napas đang hướng đến việc kết nối trực tiếp từ ngân hàng đến tài khoản, bỏ qua các trung gian thanh toán. Còn với mảng thanh toán xăng dầu, HD Bank kết hợp cùng PVOil đẩy mạnh tài chính nhúng qua sản phẩm “Mua xăng trước, trả tiền sau” tại 900 cửa hàng trên cả nước.
Trước tình hình hệ sinh thái giao thông đang chuyển dịch nhanh chóng, sản lượng & dòng tiền thanh toán giao thông của VDS lại đang suy giảm. So sánh với cùng kì Q3.2023, sản lượng của VDS giảm nhẹ 8%, dòng tiền đạt 200 tỷ, giảm tới 24%, lượng thuê bao cũng giảm 16%.
VDS sẽ cần sớm có chiến lược cụ thể để đánh vào thị phần thanh toán và những sản phẩm tài chính khác dùng trong hệ sinh thái giao thông đang trên đà phát triển của Việt Nam. Mới đây, VDS và VDTC đã chính thức kick-off triển khai cổng thanh toán 2.0 và ví điện tử cho epass, mở ra tương lai thanh toán cho các dịch vụ công cộng của Việt Nam.