Lê Thị Thu Hằng đã đăng lúc 18:29 - 08.07.2024
Trong y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, đắng, tính mát hơi lạnh. Chủ yếu đi vào hai kinh phổi và lá lách. Sắn dây (trong Đông y còn gọi là cát căn) thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, tăng huyết áo, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc…
Sắn dây được sử dụng như một loại nước uống giải nhiệt trong mùa hè oi bức. Ngoài ra, sắn dây còn đem lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người.
1. Những lợi ích chữa bệnh của sắn dây
Bổ âm và thanh nhiệt: Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, dưỡng âm, dưỡng ẩm cho da khô, thường dùng chữa các triệu chứng như sốt, khô miệng, ho, đờm nhiều…
Khái niệm “âm” và “dương”: Âm là nói về tính mát mẻ, dịu êm, tính tĩnh lặng có tính chất hướng vào bên trong; Dương là nói về tính ấm nóng, có nhiều sinh khí hơn hay mang tính chất vận động nhiều hơn, hướng ra ngoài. Con người muốn khỏe mạnh, ít bệnh tật thì cần cân bằng âm dương; Mùa hè do thới tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, khiến phần “âm” – chỉ sự mát mẻ bên trong cơ thể bị hao tổn, mất nước… làm mất cân bằng cho cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất dịch nước trong cơ thể.
Tác dụng chống viêm và giải độc: Trong sắn dây rất giàu chất nhầy và các loại alcaloid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giải độc…, có thể dùng để điều trị cảm lạnh, viêm dạ dày ruột, viêm thận và các bệnh liên quan khác.
Lợi tiểu và giảm sưng tấy: Sắn dây có thể làm tăng lượng nước tiểu, lợi tiểu và giảm sưng tấy, dùng để điều trị phù nề, viêm thận và các bệnh khác.
Cải thiện tiêu hóa: Sắn dây có tác dụng bồi bổ dạ dày và tiêu hóa thức ăn, thúc đẩy nhu động ruột, tăng tiết dịch vị, giúp cải thiện các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, táo bón.
Chống lão hóa: Trong sắn dây rất giàu polysaccharides có tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa.
2. Sắn dây có lợi cho não bộ như thế nào?
Các thành phần có trong sắn dây tốt cho não bao gồm:
Puerarin: Chất Puerarin là một trong những hoạt chất chính trong sắn dây có thể tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh của não, cải thiện khả năng trao đổi chất của tế bào não, thúc đẩy tốc độ dẫn truyền thần kinh và sự tăng trưởng, phát triển của các tế bào thần kinh.
Alcaloid: Trong sắn dây còn chứa nhiều loại alcaloid. Những chất này có thể kích thích hệ thần kinh, thúc đẩy hoạt động của các tế bào thần kinh não, tăng cường khả năng tư duy và trí nhớ của não.
Vitamin: Sắn dây rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B1, B2, B6 và C. Những vitamin này rất quan trọng để duy trì chức năng và sức khỏe của não. Chúng có thể thúc đẩy hoạt động bình thường của hệ thần kinh và cải thiện khả năng tư duy và trí nhớ.
Protein: Trong sắn dây rất giàu protein. Protein là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh não, nó có thể làm tăng số lượng và hoạt động của các tế bào thần kinh não và thúc đẩy sự phát triển và cải thiện chức năng não.
Trong sắn dây có rất nhiều dưỡng chất, có tác dụng nuôi dưỡng não bộ và cải thiện trí thông minh. Nó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh não, cải thiện khả năng tư duy và trí nhớ của não, giúp cải thiện các vấn đề như thiếu tập trung và mất trí nhớ.
3.Tham khảo Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu sắn dây:
Sau đây là một số bài thuốc có sự góp mặt của dược liệu sắn dây:
Bài thuốc giải rượu, thanh nhiệt
Chuẩn bị: 1 nắm hoa sắn dây phơi khô.
Thực hiện: Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị nấu sôi với 250 ml nước và uống khi còn ấm. Ngoài ra có thể dùng bột sắn dây để pha với nước nguội và vắt với lát chanh để uống.
Bài thuốc bồi bổ cơ thể
Bài thuốc 1: Chuẩn bị bột sắn dây, thịt nạc, tôm sông mỗi thứ khoảng 100g. Tôm đem rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen rồi xào chín sơ. Thịt nạc cũng rửa sạch, luộc chín và xé sợi. Cho bột sắn dây vào nước canh thịt rồi khuấy đều tay cho đến khi bột trong sánh. Tiếp đến cho tôm thịt vào nêm gia vị và nấu sôi. Chú ý ăn khi món ăn còn ấm nóng.
Bài thuốc 2:Chuẩn bị củ sắn dây tươi, cà rốt và xương lợn mỗi thứ 150g. Cà rốt và sắn dây đem cạo vỏ, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Xương heo rửa sạch, chặt nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi ninh nhừ rồi nêm gia vị vừa miệng và ăn khi còn ấm.
Điều trị đau đầu, đau mỏi vai gáy, tăng huyết áp và nhiệt miệng:
Chuẩn bị: Sắn dây cùng cao đằng với liều lượng ngang bằng nhau.
Thực hiện: Các nguyên liệu đem thái nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô và tán thành bột mịn, sau đó trộn đều. Mỗi ngày lấy 30g bột thuốc hãm với nước sôi và uống khi nước thuốc còn ấm.
4. Thời điểm dùng sắn dây tốt nhất
Trong y học cổ truyền sắn dây được xem là một vị thuốc tốt, nhiều chất dinh dưỡng. Trong dân gian sắn dây được xem là một thức uống giải nhiệt cho mùa hè oi bức.
Mặc dù vậy, cho dù sắn dây tốt đến đâu mà sử dụng sai thời điểm thì cũng giảm hiệu quả. Vì vậy thời điểm uống cũng rất quan trọng không kém gì đối với chất lượng của thuốc hay thực phẩm.
Thời điểm hấp thu của dinh dưỡng tốt nhất là buổi trưa và buổi tối. Vì buổi trưa khi nhiệt độ cơ thể tăng lên thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu các loại nước giải nhiệt tốt hơn và buổi tối khi sau một ngày làm việc cơ thể mệt mỏi thì dùng một cốc nước giải khát cũng khiến cho cơ thể, tinh thần trở nên sáng khoái hơn.
Vì vậy nên uống nước sắn dây vào thời điểm sau khi ăn trưa hoặc tối từ 30 hoặc 60 phút sẽ giúp cho cơ thể giải nhiệt, giúp cho tinh thần sảng khoái hơn và làm mát gan rất hiệu quả.
Không nên uống nước sắn dây vào buổi sáng, theo y học cổ truyền sắn dây có tính ngọt và đắng, tính mát hơi lạnh. Nếu uống vào buổi sáng khi cơ thể mới thức dậy, thì tình trạng của dạ dày đang trống rỗng, rất dễ hấp thụ tính hàn của sắn dây. Vì vậy sử dụng sắn dây vào buổi sáng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sắn dây tuy là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Những người có thể chất hoặc bệnh lý về tiêu hóa, người có thể chất nóng ẩm, bệnh nhân đái tháo đường, trẻ em, phụ nữ trong thời gian thai kỳ thì không nên dùng.
Tuyệt đối không được dùng sắn dây kèm với mật ong, sẽ gây độc khi sử dụng.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ/Bác sĩ Y học cổ truyền có chuyên môn để được tư vấn trước khi sử dụng sắn dây nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.