[Góc sức khỏe] Bạn có chỉ số mỡ máu cao mức độ nào?

Lê Thị Thu Hằng đã đăng lúc 13:28 - 30.07.2024

Nhiều CBNV sau khi đọc kết quả xét nghiệm máu, chỉ để ý mình có tăng mỡ máu hay không nhưng không biết mình đang ở ngưỡng nào. Quân y Tổng công ty xin gửi CBVN tham khảo thông tin để có những phương án thay đổi sức khỏe an toàn hơn.

1. Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là đáng lo ngại? 

Các chỉ số mỡ máu sẽ bao gồm nồng độ Cholesterol, Triglyceride HDL-C, LDL-C,… trong đó, Cholesterol là chủ yếu. Mỡ máu đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc tế bào, được tích trữ chủ yếu trong gan và mô mỡ để phục vụ cho quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Để xác định mỡ máu, bạn cần quan tâm đến bốn chỉ số sau: 

Chỉ số Triglyceride 

Triglyceride là chất béo trung tính, chiếm đến 95% tổng số chất béo mà cơ thể hấp thu qua chế độ ăn hàng ngày. Chỉ số Triglyceride trong máu được chia làm 4 mức độ:

  • Bình thường: < 1,7 mmol/L (hoặc < 150 mg/dL).

  • Khá cao: 1,7 - 2,25 mmol/L (hoặc 150 - 199 mg/dL).

  • Cao: 2,26 - 5,64 mmol/L (hoặc 200 - 499 mg/dL).

  • Rất cao: ≥ 5,65 mmol/L (hoặc ≥ 500 mg/dL). 

Định lượng Triglyceride cho phép đánh giá nguy cơ rối loạn mỡ máu và các bệnh lý về mạch máu, tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, bệnh nhân bị cường giáp, tiểu đường, bệnh thận,… chỉ số Triglyceride cũng có thể thay đổi. 

Chỉ số Cholesterol toàn phần 

Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, tham gia cấu tạo các thành phần như màng tế bào, sợi thần kinh,… Ngoài ra còn hỗ trợ gan sản xuất acid mật để tiêu hóa thức ăn. 

Chỉ số Cholesterol toàn phần tiết lộ nguy cơ như sau:

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần < 5,1 mmol/L (hoặc <200 mg/dL): cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần: 5,1 - 6,2 mmol/L (hoặc 200 - 239 mg/dL): cảnh báo những vấn đề sức khỏe, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 6,2 mmol/L (hoặc 240 mg/dL): cho biết lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh có nguy cơ cao bị mỡ máu, xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Cholesterol trong máu gồm LDL-C và HDL-C (ảnh )

image-20240726132008-2

Xét nghiệm LDL-Cholesterol

LDL-C còn được gọi là Cholesterol xấu do có khả năng thấm qua thành mạch và hình thành mảng bám. Mức LDL-C bình thường sẽ dưới 130 mg/dL. 

  • Nếu kết quả xét nghiệm vượt ngưỡng bình thường thì nguy cơ bệnh nhân bị mỡ máu hoặc các bệnh về mạch máu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp,… 

  • Nếu chỉ số LDL-C hạ thấp thì bệnh nhân có thể bị các bệnh như xơ gan, cường giáp, khả năng hấp thu kém,… 

Xét nghiệm HDL - Cholesterol 

HDL-C có tác dụng di chuyển lượng Cholesterol dư thừa về gan, hạn chế nguy cơ hình thành mảng bám nên gọi là Cholesterol tốt.

+ Đối với cơ thể bình thường, chỉ số HDL-C sẽ luôn cao hơn 50 mg/dL.

+ Trường hợp chỉ số HDL-C hạ thấp dưới 40 mg/dL thì sẽ gây hại sức khỏe. Khi đó, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị các vấn đề như rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp,… 

Cholesterol xấu tăng cao hình thành mảng bám gây cản trở mạch máu (ảnh)

Äiá»u cần biết vá» bá»nh tắc nghẽn Äá»ng mạch

 

Mỡ máu cao tÄng nguy cÆ¡ tai biến, Äá»t quỵTắc nghẽn mạch máu não: Äá»t quỵ chá»±c chá»

2. Cách kiểm soát các chỉ số mỡ máu 

Để kiểm soát bệnh mỡ máu, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây. 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Giảm chất béo bão hòa, tăng cường các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3, hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật.

  • Vận động thể chất mỗi ngày, điều độ để giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, tăng HDL-C, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và các bệnh lý khác. 

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, loại bỏ thói quen ngồi hoặc đứng nhiều, nếu do tính chất công việc thì nên thay đổi tư thế và vận động thường xuyên trong quá trình làm việc.

  • Sử dụng các loại trà giảm mỡ máu như trà atiso, trà xanh, trà gừng, trà sen,… Tuy nhiên không nên uống quá nhiều và tránh sử dụng vào buổi tối. 

  • Tham khảo một số video hướng dẫn chạy bộ không mệt; video hướng dẫn vận động, giãn cơ…để thực hiện.

Một trong những cách giúp bạn theo dõi chỉ số mỡ máu và tầm soát bệnh là khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Khám tổng quát định kỳ giúp bạn sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể bao gồm cả thay đổi về chỉ số xét nghiệm mỡ máu từ đó lên kế hoạch điều trị và xây dựng chế độ chăm sóc thích hợp. Bạn có thể liên hệ một số đơn vị lấy xét nghiệm máu tại nhà, để tiện lợi mà vấn đánh giá được chỉ số máu an toàn.

Đồng chí có thể tham khảo liên hệ với một số đầu mối bệnh viện uy tín để xét nghiệm máu và khám sức khỏe như:
1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số điện thoại tổng đài để đặt lịch là 1900.64.22
2. Bệnh viện Medlatec: Số điện thoại tổng đài để đặt lịch là 024.371.62.006
3. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương: Số điện thoại tổng đài để đặt lịch là 0243.853.3527
4. Bệnh viện E: Số điện thoại tổng đài để đặt lịch là  1900.1548; 086.889.1318
5. Bệnh viện huyết học - Truyền máu Trung Ương: Số điện thoại tổng đài để đặt lịch là 1900.96.96.70
6. Bệnh viện Quân y 103: Số điện thoại tổng đài để đặt lịch là 0983.889.103; 0931.727.434

 

 

[Góc Sức khỏe]: Sắn dây - món ăn ngon, vị thuốc dân gian rẻ tiền mà tốt

  • 10812

[Góc sức khoẻ] Rối loạn mỡ máu và cách phòng ngừa

  • 17294

[Góc sức khoẻ] Vì sao gầy vẫn bị máu nhiễm mỡ?

  • 14679

[Góc sức khoẻ] Rối loạn lipid máu - căn bệnh nguy hiểm hàng triệu người mắc phải

  • 16080

[VPMN] Đại hội Chi đoàn Văn phòng miền Nam – “Cách xa” nhưng không “cách biệt”

  • 1
  • 1
  • 3887

Gây quỹ “Kiến tạo trường học hạnh phúc” giai đoạn 3

  • 13

VDS-ers cùng nhau nâng cao “Kỹ năng tự học”

  • 10
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua