Tìm hiểu về mua bán người nhân "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7”

Nguyễn Thu Trang đã đăng lúc 16:48 - 19.07.2024

Nhân "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30/7”, các cán bộ, nhân viên hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về tội phạm mua bán người và các cách phòng tránh để không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này nhé.

1. Hiểu thế nào về mua bán người?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây.

- Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

- Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

- Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

ngan-chan-toi-pham-mua-ban-nguoiNgoài ra, pháp luật cũng có quy định riêng đối với hành vi mua bán người dưới 16 tuổi:

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

- Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo và chuyển giao để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Những thủ đoạn đối tượng mua bán người thường sử dụng để dụ dỗ và thực hiện hành vi mua bán người?

- Các đối tượng mua bán người thường lợi dụng sự khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác để lừa người dân tại các tỉnh miền núi; lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Viber...) làm quen, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép; lợi dụng quy định về hiến ghép tạng, các đối tượng tìm gặp những nạn nhân khó khăn kinh tế có nhu cầu bán thận, thương lượng mua với giá rẻ, làm giả giấy tờ, con dấu, sau đó, bán cho những người bệnh với giá cao.  

- Các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường; thông qua các trang mạng xã hội tiếp cận, rủ rê, lôi kéo đi du lịch, làm thuê thu nhập cao..., lừa nhiều em gái ở các tỉnh đưa về thành phố bán cho nhà hàng, quán karaoke hoặc để tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức lao động. 

Tội phạm mua bán người sẽ bị xử lý như thế nào?

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền con người của nạn nhân,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận. Căn cứ vào hậu quả của hành vi thì sẽ xem xét xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự về tội mua bán người với các khung hình phạt khác nhau. Trong đó, khung hình phạt cao nhất cho tội mua bán người là 20 năm tù, còn đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi là chung thân.

Cần làm gì để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người?

- Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết bản thân mỗi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để tội phạm hoạt động.

- Cảnh giác, từ chối mọi sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người khác, nhất là từ người lạ mới quen biết. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của những người đi cùng mình như thế nào.

- Luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy (của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân…) để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết. Đồng thời, mỗi người nên tuyên truyền cho người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với tội phạm mua bán người.

 

[Bản tin ATTT] Hiểm họa từ sự chủ quan

  • 2528
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua