Tìm hiểu về chữ ký điện tử và chữ ký số theo Luật Giao dịch điện tử 2023

Nguyễn Thu Trang đã đăng lúc 17:24 - 27.05.2024

Ngày 22/6/2023, Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử 2023. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, trong đó có nhiều nội dung quan trọng về chữ ký điện tử, chữ ký số

chu-ky-dien-tu-11. Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông diệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đối với thông điệp dữ liệu.

2. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là chữ ký điện tử dử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính không chôi bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.

3. Có mấy loại chữ ký điện tử?

Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm;

  • Chữ ký điện tử chuyên dùng: chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

  • Chữ ký số chuyên dùng công vụ: chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ;

  • Chữ ký số công cộng: chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng.

4. Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Theo quy định pháp luật, chữ lý điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.

Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó. 

5. Chữ ký số là chữ ký điện tử phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Chữ ký số là chữ ký điện tử phải đáp ứng các yêu cầu, gồm:

  • Xác nhận cho chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;

  • Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông tiệp dữ liệu được chấp thuận;

  • Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;

  • Mọi thay đổi đối với thông tiệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

  • Phải được bảo đảm bởi chứng hư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

  • Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất, không làm thay đổi dữ liệu cần ký. 

[Bản tin ATTT] Nguy cơ bị tấn công từ mã QR

  • 63

[Bản tin ATTT] Ứng dụng giả mạo cơ quan nhà nước lây lan virus trên Android gia...

  • 44
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua