Tìm hiểu các quy định pháp luật mới liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nguyễn Thu Trang đã đăng lúc 11:11 - 25.02.2025

Thông qua bài viết này, các VDS-ER có thể nắm được các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cùng với đó là mức phạt tương ứng khi vi phạm các quy định này (nếu có).

Vừa qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đó là: Luật Trật tự an toàn, giao thông đường bộ năm 2024 (Luật TTATGT) và Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Un-Tac-Ha-Noi-191. Kể từ ngày 1/1/2026, xe ô tô không được cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 m ngồi cùng hàng ghế tài xế

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật TTATGT, khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 m trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe. Trường hợp xe ô tô chỉ có một hàng ghế, người lái xe có thể cho trẻ em dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35 m ngồi, tuy nhiên người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ. Trường hợp người điều khiển xe vi phạm quy định này có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

2. Sửa đổi quy định về tín hiệu đèn giao thông và nâng mức phạt tiền đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông

Theo khoản 4 Điều 11 Luật ATTGT, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường họp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. (Tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tín hiệu xanh là được đi)

- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tập qua đường hoặc các phương tiện khác. (Tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường)

- Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

Trường hợp người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông theo quy định trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: 

Đối với xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô: Người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe (gplx). Nếu hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng; bị trừ 10 điểm gplx. (Theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã hết hiệu lực thì mức phạt là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng gplx từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông). 

Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, gắn máy: Người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng; bị trừ 10 điểm gplx. (Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực thì mức phạt là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông). 

3. Thay đổi thời gian bắt buộc bật đèn xe

Theo khoản 1 Điều 20 Luật TTATGT, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mua, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. 

Trường hợp người điều khiển xe không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong các trường hợp được đề cập bên trên, người điều khiển xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Đối với xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ xe, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp vi phạm mà gây tai nạn thì người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đồng thời bị trừ 10 điểm gplx. 

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Trường hợp không bật đèn xe đúng quy định mà gây tai nạn giao thông thì người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm gplx.

4. Bổ sung trường hợp xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa 02 người/xe

Theo khoản 1 Điều 33 Luật TTATGT, người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa hai người trong các trường hợp sau đây:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 12 tuổi;

- Người già yếu hoặc người khuyết tật.

Nếu chở quá 2 người/xe mà không thuộc các trường hợp được liệt kê ở trên, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. 

Trường hợp chở từ 3 người trở lên trên xe, người lái xe có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng; đồng thời còn bị trừ 02 điểm giấy phép lái xe. 

b53db00b6e478719de565. Quy định giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu vi phạm bị trừ hết điểm thì gplx không còn giá trị

Theo quy định tại Điều 58 Luật TTATGT, giấy phép lái xe bao gồm 12 điểm. Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm sẽ phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.

Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Trường hợp gplx bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện đường bộ theo gplx đó. Để khôi phục đủ 12 điểm, người có giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thời hạn để được tham gia kiểm tra là ít nhất 06 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm.

6. Tăng độ tuổi tối đa của người lái xe

Nếu như tại Luật giao thông đường bộ năm 2008, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam thì đến Luật TTATGT, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ ngồi (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm được nâng lên thành 57 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ. 

 

 

 

Một số nội dung đáng chú ý tại Luật Dữ liệu năm 2024

  • 2151

Cẩm nang luật kinh doanh: các ngành nghề bị cấm và kinh doanh có điều kiện tại...

  • 1355
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua