Nguyễn Tuấn Dương đã đăng lúc 08:37 - 24.07.2024
Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán được ban hành ngày 21/6/2024, có hiệu lực từ 1/7/2024. Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về các vấn đề sau:
1. Các nội dung hoạt động đại lý thanh toán
2. Hạn mức giao dịch
3. Hoạt động của bên giao đại lý và bên đại lý
4. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán
5. Các nội dung quy định trong hợp đồng đại lý thanh toán
6. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý.
Một số điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 07/2024/TT-NHNN gồm:
Quy định chung về hoạt động đại lý thanh toán
1. Hoạt động đại lý thanh toán là việc bên giao đại lý thanh toán ủy quyền cho bên đại lý thanh toán để thực hiện một phần quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Bên giao đại lý thanh toán: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bên làm đại lý thanh toán: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý).
Tổ chức khác là doanh nghiệp thành lập hợp pháp được làm đại lý theo thỏa thuận với bên giao đại lý. Tổ chức khác chỉ được làm đại lý cho 01 bên giao đại lý.
Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô được làm đại lý cho nhiều bên giao đại lý.
Điểm đại lý thanh toán
1. Điểm đại lý thanh toán là nơi tiến hành hoạt động đại lý thanh toán của bên đại lý. Điểm đại lý thanh toán của tổ chức khác phải là địa điểm kinh doanh của bên đại lý hoặc chi nhánh của bên đại lý.
2. Bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba.
3. Tổ chức khác phải đảm bảo số lượng điểm đại lý thanh toán trên các địa bàn cấp huyện (nông thôn) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm trên 70% số lượng điểm đại lý thanh toán của bên giao đại lý.
Các nội dung hoạt động đại lý thanh toán
1. Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng.
2. Nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch:
a) Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý;
b) Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;
c) Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành;
d) Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
Hạn mức giao dịch
a) Hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch nộp và rút tiền mặt) đối với khách hàng cá nhân, tối đa là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày;
b) Bên đại lý chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng trong phạm vi số dư tài khoản thanh toán mở tại bên giao đại lý.
c) Mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng.
Điều kiện làm đại lý thanh toán
1. Bên giao đại lý phải trình cấp có thẩm quyền hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động giao đại lý thanh toán vào Giấy phép hoạt động của ngân hàng.
2. Bên giao đại lý và bên đại lý ký kết hợp đồng giao đại lý thanh toán.
2. Tối thiểu 30 ngày trước khi triển khai hoạt động giao đại lý thanh toán, bên giao đại lý phải gửi thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán), NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn có trụ sở chính, địa bàn có các điểm đại lý thanh toán các thông tin chi tiết về bên đại lý, cách thức hợp tác, phạm vi đại lý, thời hạn giao đại lý, cách thức quản lý các điểm đại lý thanh toán.