Nguyễn Thị Thu Hằng đã đăng lúc 11:36 - 04.11.2024
Xu hướng chuyển dịch thành Everyday Super App
Quy mô thị trường thương mại số Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong 1-2 năm tới. Trong đó, tăng trưởng thương mại điện tử hàng hóa và dịch vụ dự kiến tăng đến 22%, tổng giá trị giao dịch đạt 35 tỷ đô trong năm 2025. Xu hướng mua sắm Online của người dân Việt Nam tăng trưởng nhưng còn chậm, chỉ đạt hơn 15% mỗi năm, đặt ra yêu cầu về hoàn thiện kênh bán Online với trải nghiệm khách hàng xuất sắc, tái hiện được những lợi thế của kênh truyền thống, từ đó thúc đẩy tiêu dùng Online thêm mạnh mẽ.
Định hướng Everyday Super App là chiến lược mà nhiều Sàn thương mại điện tử, Ứng dụng mạng xã hội và Ngân hàng đã và đang hướng tới, với mục tiêu mở rộng đáp ứng toàn diện nhu cầu thanh toán và tiêu dùng hàng ngày của Khách hàng. Các ví điện tử thành công trên toàn cầu như Alipay, Gcash, Paytm hay các ngân hàng lớn như Vietinbank đã mở rộng từ thanh toán và tài chính số sang tiêu dùng số. Trong khi đó các nền tảng công nghệ như Grab, Shopee, Wechat mở rộng phát triển nền tảng thanh toán số, tài chính số. Hai xu hướng có vẻ ngược nhau nhưng thực tế đều là mở rộng dải sản phẩm dịch vụ đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng.
Đứng trước xu thế đó, cùng nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng phát triển hạ tầng, nguồn vốn, traffic và tập khách hàng sẵn có, Viettel Money đã quyết định triển khai thương mại điện tử như một hướng kinh doanh mới, mở đường sự phát triển xu hướng Everyday Super App Viettel Money. Đây kỳ vọng là hướng đi mới giúp giữ chân Khách hàng trên ứng dụng Viettel Money, tăng tần suất phát sinh giao dịch và đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của Khách hàng. Xu hướng này sẽ giúp chuyển đổi thói quen sử dụng app Viettel Money của Khách hàng, không chỉ dừng lại ở một công cụ thanh toán khi Khách hàng có nhu cầu hay sử dụng cho một mục đích đặc thù như nạp điện thoại, mua data, vay hay gửi tiết kiệm.
Hướng đi của Viettel Money
Với tầm nhìn phổ cập văn hóa mua bán, đặt chỗ online đến người dân trên khắp 63 tỉnh thành, từ nông thôn đến thành thị, Viettel Money mang trong mình sứ mệnh thúc đẩy hoạt động thương mại số thông qua kết nối 20 triệu thuê bao Viettel Money với các hãng dịch vụ, hãng sản xuất, SMEs và các đại lý dịch vụ lớn nhỏ. Để gia nhập thị trường thương mại điện tử, Viettel Money sẽ tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh là tập Khách hàng thường xuyên phát sinh giao dịch, năng lực công nghệ của trung gian thanh toán top đầu và nguồn lực từ hệ sinh thái thương mại điện tử của Tập đoàn Viettel. Trong đó, quan trọng nhất là phát triển năng lực bán hàng thông minh, đi từ phát triển công nghệ, khả năng thấu hiểu khách hàng cho đến việc cung cấp thông tin về dịch vụ và quảng cáo đúng nhu cầu Khách hàng.
Không chỉ vậy, Viettel Money cũng quán triệt tinh thần lựa chọn đối tác chất lượng nhất để kết nối ngay từ những bước đầu. Các đối tác cần cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng và chất lượng cho khách hàng với tiềm năng thị trường tốt, có nhu cầu Khách hàng phát sinh ổn định, thường xuyên, cụ thể:
Là Top 3-5 nhà bán lẻ/nhãn hàng trong từng ngành hàng
Cung cấp SPDV chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Tự đảm bảo giao hàng tới tận tay Khách hàng hoặc cung cấp thông tin chi tiết giao dịch/đơn hàng đến Email/SĐT mà Khách hàng cung cấp.
Đảm bảo trải nghiệm khách hàng tích cực và xuyên suốt hành trình mua và chăm sóc sau bán.
Những kết quả bước đầu
Năm 2024, Viettel Money đã hoàn thành kết nối 4 ngành hàng mũi nhọn phục vụ các nhu cầu chính trong cuộc sống hàng ngày của Khách hàng là Du lịch, Sức khỏe, Ăn uống, Giải trí với nhiều dấu ấn nổi bật.
Platform Booking Du lịch đi lại không chỉ để phục vụ nhu cầu kinh doanh trên Viettel Money mà còn hướng tới đóng gói sản phẩm kinh doanh các kênh ngoài Viettel
Platform Booking du lịch đi lại: triển khai từ 20/4 với đầy đủ các tính năng: Đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt vé vui chơi và Blog Du lịch. Đây là platform xây dựng theo 100% yêu cầu của VDS, cung cấp giải pháp dài hạn để mở rộng tính năng phục vụ nhu cầu Du lịch của khách hàng. Platform này không chỉ để phục vụ nhu cầu kinh doanh mà còn hướng tới đóng gói sản phẩm kinh doanh các kênh ngoài Viettel như hệ thống Hue-S, các app chuyển đổi số của 63 tỉnh thành.
Dịch vụ Đi chợ online – tích hợp với đối tác chiến lược Sendofarm từ 25/4, cung cấp giải pháp đi chợ hộ cho khách hàng. Sau gần 6 tháng triển khai, dịch vụ đạt 14K thuê bao PSGD với 41K giao dịch, tần suất ~2.9 giao dịch/TB/tháng với tỷ lệ quay lại theo tuần đạt 35%, gần đạt mức trung bình của app Sendo là 40% và cao hơn tỷ lệ của Zalo khi mới triển khai là 10%.
Những tháng cuối năm 2024, hòa chung không khí thi đua 60 ngày đêm bứt phá về đích của Tổng công ty, Trung tâm Thanh toán số tiếp tục nguồn lực kết nối đối tác, mở rộng thêm các ngành hàng dịch vụ đáp ứng 360 độ nhu cầu hàng ngày, tần suất cao của khách hàng. Trong đó triển khai thêm mới các ngành Di chuyển (cùng đối tác hàng đầu như Be & VNPAY Taxi, Mioto), Đặt đồ ăn và tiếp tục đa dạng ngành Giải trí, Du lịch với sự kết hợp cùng Vieon và SSmedia.
Vượt lên trở ngại, chinh phục khách hàng bằng trải nghiệm, Viettel Money đang dần đặt những dấu ấn thương mại điện tử đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Với hệ sinh thái đa dạng dịch vụ, quan hệ hợp tác chiến lược với nhiều đối tác lớn, Viettel Money hứa hẹn sẽ tiếp tục chinh phục những cột mốc mới trong lĩnh vực mới mẻ này, mang lại nhiều giá trị cho khách hàng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế số của đất nước.