[Góc sức khỏe] Hướng dẫn CBNV nhận diện và phòng chống sốt xuất huyết

Lê Thị Thu Hằng đã đăng lúc 11:01 - 21.06.2024

Quân y tư vấn, hướng dẫn CBNV nhận diện và phòng chống sốt xuất huyết.

Trong những năm gần đây, diễn biến các ca bệnh mắc sốt xuất huyết tương đối phức tạp. Do điều kiện thời tiết có sự thay đổi nhiều về nhiệt độ, độ ẩm…

 Để chủ động giúp CBNV nhận biết được tác nhân gây bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, Quân Y – Văn phòng VDS hướng dẫn như sau:

1. Nguyên nhân gây bệnh

  • Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do Virus Dengue gây ra.

  • Virus Dengue có 04 Typ là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Khi bị nhiễm Virus, cơ thể sẽ có miễn dịch bền vững với Virus, nhưng chỉ với Typ đã mắc. Như vậy về lý thuyết, mỗi người có thể sẽ mắc Sốt xuất huyết 04 lần trong cả đời người; nếu một người mới mắc sốt xuất huyết lần đầu, có thể còn mắc bệnh thêm 03 lần nữa bởi các Typ Virus Dengue còn lại 

6 triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng không thể không biết

2. Vật chủ trung gian truyền bệnh:

Bệnh lây theo đường máu, qua trung gian muỗi vằn (Aedes aegypti). Loại muỗi này sống trong nhà và ngoài trời, sinh sản thuận lợi ở những dụng cụ chứa nước gần nhà: Vũng nước đọng, lọ đựng bình hoa, nước thải từ tủ lạnh…. - Muỗi Aedes aegypti ưa đốt người, chủ yếu vào ban ngày. Sau khi đốt no máu, muỗi đậu ở nơi tối, độ cao từ 2m trở xuống, bay xa được 400m

3. Biểu hiện bệnh: Sốt xuất huyết thông thường, điển hình:

  • Thời kỳ khởi phát: Đột ngột sốt cao, thường sốt cao liên tục, trung bình 4-7 ngày. - Đau mỏi toàn thân, nhức đầu liên tục vùng trán, hai bên thái dương, cảm giác gai rét, vã mồ hôi buồn nôn và nôn.

  • Ăn ngủ kém, mệt mỏi nhiều.

  • Xuất huyết: Gặp ở tất cả bệnh nhân thường gặp ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh khi đang sốt cao hoặc hạ sốt. NÊN GIAI ĐOẠN NÀY NGUY HIỂM NHẤT – do chủ quan đã hết sốt.

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng

4. Các dạng xuất huyết thường gặp:

  • Xuất huyết dưới da: Có các dạng chấm, nốt đốm dải, lớn hơn là các mảng xuất huyết. Thường rải rác khắp cơ thể nhiều ở vùng da mỏng (mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, hai bên mạng sườn) mọc dày ở cẳng chân, cẳng tay.  Những nơi bị va đập như chỗ đo huyết áp, đánh gió, tiêm truyền, véo da thường để lại dải hoặc mảng xuất huyết.

  • Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu lợi chân răng, xuất huyết dưới kết mạc mắt.

  • Xuất huyết phủ tạng: Xuất huyết tiêu hoá, sau đó là xuất huyết tiết niệu, hô hấp, xuất huyết não, màng não.

 5. Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo:

Những bệnh nhân bị Sốt xuất huyết có các dấu hiệu sau dễ đi vào sốc Dengue dẫn tới tử vong:

  • Sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên.

  • Li bì, mệt mỏi nhiều.

  • Xuất huyết niêm mạc.

  • Đau tức vùng gan, xét nghiệm tiểu cầu: Giảm

Những trường hợp này cần phải được chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị tích cực, tuyệt đối không được để điều trị tại nhà.

6. Phòng bệnh

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

  • Diệt bọ gậy/lăng quăng Thực hiện khẩu hiệu "không có loăng quăng (bọ gậy) thì không có sốt xuất huyết”; có thể thả cá vào những bể chứa nước để cá ăn bọ gậy.

  • Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi: Đậy kín các dụng cụ chứa nước bằng nắp đậy hoặc bằng vải màn; lật úp khi không dùng đến.

  • Cọ rửa các dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa ít nhất 01 lần/tuần.

  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn.

  • Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước.

  • Thu dọn, hủy đồ phế thải xung quanh nhà như: Chai, lọ, ống bơ, lốp xe…

  • Phòng chống muỗi đốt và diệt muỗi: Ngủ màn/mùng: Là biện pháp rất quan trọng, tốt nhất nên sử dụng màn tẩm hóa chất diệt côn trùng. - Sử dụng mành/rèm cửa ra vào và cửa sổ, và điều hòa nhiệt độ làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.

  • Sử dụng bảo hộ lao động, nhất là khi đi làm việc vào vùng sâu, vùng xa, nơi có dịch bệnh lưu hành: Đi ủng, mặc quần, áo dài tay...

* Hiện chưa có vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

7. Quân Y sàng lọc và hỗ trợ

  • CBNV khi có các dấu hiệu bất thường về cơ thể nên liên hệ hoặc gặp trực tiếp Quân Y để được sàng lọc và hướng dẫn, hỗ trợ.

  • Đấu mối: Đồng chí Hằng Quân Y VDS : 0975.584.584; Email: Hangltt9@viettel.com.vn.

 

[VPMN] Đại hội Chi đoàn Văn phòng miền Nam – “Cách xa” nhưng không “cách biệt”

  • 1
  • 1
  • 3887

Chuyên gia Viettel quy tụ chia sẻ kinh nghiệm về nền tảng và Mobile App

  • 25

Gây quỹ “Kiến tạo trường học hạnh phúc” giai đoạn 3

  • 21

VDS-ers cùng nhau nâng cao “Kỹ năng tự học”

  • 19
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua