Lê Thanh Hoài đã đăng lúc 16:06 - 27.06.2024
Cách đây 20 năm, các thế hệ đi trước đã tạo nên một cuộc cách mạng “bình dân hóa dịch vụ viễn thông”. Viettel Digital ra đời có cơ hội tạo nên cuộc cách mạng thứ 2 đó là “phổ cập dịch vụ tài chính số tới mọi người dân” làm nền tảng cho xây dựng cuộc sống số, kinh tế số của Việt Nam.
Nhận thức rõ trách nhiệm vào cơ hội đó, những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn, CBNV VDS đã không ngừng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đưa tài chính số tiếp cận tới mọi người dân, từ thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo mục tiêu: “Ở đâu có sóng viễn thông, ở đó có hạ tầng tài chính số”, góp phần quan trọng trong việc phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính số tại Việt Nam.
Với những thành tích đạt được cùng nỗ lực xây dựng, triển khai các dịch vụ tài chính số, góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc, VDS đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ, ghi nhận, đánh giá cao và trao tặng bằng khen. Đó là niềm vinh dụ tự hào và cũng là trách nhiệm của tất cả CBNV VDS với sứ mệnh “PHỔ CẬP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH SỐ” đến mọi người dân.
Cùng điểm lại những thành tích đáng tự hào mà tập thể CBNV VDS đã phấn đấu không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua.
1. Phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt trong các lĩnh vực dân sinh thiết yếu. Là một trong những đơn vị chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội trong thực hiện sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực, kiến tạo xã hội số”, Tổng Công ty đã phát triển 1 hệ sinh thái tài chính Viettel Money với quy mô hơn10 triệu khách hàng giao dịch thường xuyên hàng tháng. Đạt quy mô đứng đầu về thanh toán cho các lĩnh vực thiết yếu như dịch vụ thu hộ tiền điện; dịch vụ thu hộ cho các ngành khác như giáo dục, giao thông, nước sạch, xổ số cũng đạt vị thế đứng đầu về giao dịch và độ phủ.
2. Tiên phong phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tới các chợ truyền thống. Quyết liệt trong thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, quyết tâm đưa thanh toán số vào mọi ngõ ngách của cuộc sống như chủ trương của Đảng và chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, Tổng Công ty VDS đã tiên phong trong thực hiện, triển khai các dự án phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt tới các chợ truyền thống. Dự án Chợ 4.0 được triển khai từ tháng 6/2022, với hơn 500 chợ được cung cấp hạ tầng để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra trên khắp 63 tỉnh thành. Hơn 30 nghìn tiểu thương đã được hỗ trợ tạo mã QR, trang bị hình ảnh miễn phí, góp phần tạo nên hơn 150 nghìn giao dịch/tháng, với dòng tiền hơn 160 tỉ đồng.
3. Thúc đẩy chuyển đổi số tại các địa bàn nông thôn. Tổng Công ty VDS đã triển khai dự án Xã chuyển đổi số, hưởng ứng chương trình “Chuyển đổi số quốc gia” đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Mục tiêu của Tổng Công ty VDS vừa phổ cập thanh toán số cho người dân Việt Nam, đồng thời vừa đào tạo tri thức cho người dân. Theo đó, tại các xã thuộc dự án, người dân có thể thanh toán 100% dịch vụ công, phí/lệ phí tại bộ phận 1 cửa thông qua Viettel Money. Toàn bộ trường học trên địa bàn cũng được hỗ trợ chuyển đổi số trong công tác thu học phí, chi lương cho giáo viên; cửa hàng, sạp chợ tại địa bàn được hướng dẫn mở tài khoản, sử dụng QR code cho thanh toán cùng nhiều ưu đãi khi nhận thanh toán bằng Mobile Money. Kết quả thí điểm, 50% tiểu thương tại xã đã đăng ký và sử dụng dịch vụ; 100% dịch vụ 1 cửa đã có thể thanh toán phí qua Viettel Money, tỉ lệ nhận biết về chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đạt 90%, góp phần số hoá mọi hoạt động của người dân trong xã. Từ thành công của dự án thí điểm, Xã chuyển đổi số đã được nhân rộng và dự kiến triển khai tại 10 tỉnh thành và dự kiến sẽ triển khai tại tổng cộng hơn 500 xã trên cả nước năm 2024 tiến tới thực hiện 100% xã trên toàn quốc năm 2025.
4. Là đơn vị đi đầu về việc cải tiến công nghệ, sản phẩm trong Tài chính số. Tổng Công ty VDS là đơn vị đầu tiên và duy nhất Việt Nam hiện nay tự xây dựng và phát triển hệ thống core hệ thống tài chính số Viettel Money đáp ứng các tính năng, tiện ích, an toàn tương đương các cộng nghệ hàng đầu thế giới; có những tính năng tiện ích lần đầu tiên ở Việt Nam như chỉ cần lắc điện thoại là có thể chuyển tiền. Sản phẩm công nghệ tài chính số này là do hàng trăm kỹ sư của Viettel – người Việt Nam tự nghiên cứu xây dựng, góp phần rất lớn vào chủ trương người Việt làm chủ công nghệ số của Việt Nam, xây dựng các sản phẩm công nghệ Made in Việt Nam, là niềm tự hào Việt Nam.
5. Trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc thí điểm Mobile Money. Tính đến tháng 5 năm 2024, dịch vụ Mobile-Money của Viettel đạt gần 5 triệu khách hàng, trong đó tỷ lệ khách hàng tại khu vực nông thôn đạt 73%. So với các nhà mạng khác, số lượng khách hàng sử dụng Mobile Money của Viettel đang dẫn đầu, tương đương khoảng 60% thị phần của dịch vụ này. Mạng lưới hạ tầng thanh toán của Mobile Money được phủ rộng, tiên phong vươn tới các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiền tiêu. Dự kiến kết thúc thí điểm, Mobile Money của Viettel sẽ đạt quy mô 5 triệu khách hàng, với ít nhất 8.000 điểm kinh doanh và 80 nghìn điểm chấp nhận thanh toán. Như vậy, sau gần 2 năm triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, Viettel đã đảm bảo triển khai kinh doanh an toàn, tuân thủ đúng các quy định thí điểm, đồng thời hoàn thành vượt mức các mục tiêu mà đề án đặt ra. Qua đó, Mobile Money đã bám sát, khẳng định được sứ mệnh ra đời theo đúng chủ trương của Chính phủ: lấp đầy khoảng trống thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy tài chính toàn diện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực khó khăn nơi mà người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
6. Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Năm 5 qua, Tổng Công ty VDS đã luôn hoàn thành xuất sắc trong thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đóng góp tổng hơn 20 nghìn tỷ đồng doanh thu, hơn 7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, phát triển hơn 10 triệu khách hàng tài chính số đóng góp quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn, góp phần củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, nhất là kinh tế số của đất nước.