Trần Hiền Ly đã đăng lúc 10:15 - 10.04.2024
I. Bối cảnh thị trường trong quý I năm 2024
Kinh tế vĩ mô tăng trưởng tích cực trong quý I
Trong quý I/2024, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu vô cùng tích cực. Đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng GDP quý I/2024 đã đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, thể hiện sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ trước đó. Điều này được đánh giá là kết quả tích cực của các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ, bao gồm giảm lãi suất điều hành, giảm thuế VAT, hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi, tăng cường giải ngân đầu tư công,...
Năm 2023 sẽ là năm đáy của tài chính tiêu dùng. Có thể thấy qua những hành động bắt đáy của hàng loạt các ngân hàng lớn Nhật Bản và Thái Lan đã tham gia M&A mua lại các công ty tài chính tiêu dùng của Việt Nam thời gian qua. Những động thái này không chỉ thể hiện niềm tin vào tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam mà còn tạo ra sức bật cho nền kinh tế.
Điều kiện thuận lợi cho thị trường tài chính phát triển
Trong bối cảnh kinh tế phát triển, thị trường tài chính cũng đồng loạt ghi nhận sự bùng nổ. Theo số liệu mới nhất tính đến ngày 26/3/2024, VN-INDEX đã đóng cửa ở mức 1,282 điểm, tăng trưởng gần 14% so với cuối năm 2023. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong bối cảnh kinh tế vĩ mô phát triển.
Điều này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố bao gồm:
Kinh tế vĩ mô phát triển: GDP quý I tăng trưởng tốt (dữ liệu bên trái)
Dư địa phát triển còn nhiều: Tỷ lệ người VN có tài khoản chứng khoán còn thấp (VN: 8% dân số, Các quốc gia phát triển: ~ 50% dân số)
Các phương thức đầu tư khác kém hấp dẫn: Lãi suất huy động xuống thấp chỉ còn 4-5%/năm cho thời hạn 12 tháng; Trái phiếu vẫn còn khủng hoảng niềm tin; Bất động sản gặp vấn đề về pháp lý, số lượng chung cư được cấp phép xây giảm,...
Gần thời điểm nâng hạng thị trường chứng khoán: Chính phủ quyết tâm nâng hạng thị trường VN lên thị trường chứng khoán mới nổi trong năm 2024
VDS cũng đã tích hợp dịch vụ giao dịch chứng khoán VPS trên ứng dụng Viettel Money, bước đầu ghi nhận 1 tỷ đồng giá trị giao dịch. Dự kiến sắp tới sẽ thử nghiệm với các công ty chứng khoán khác để tìm ra mô hình kinh doanh, đối tác hiệu quả nhất.
Cơ hội và thách thức trong thanh toán số tại Việt Nam
Mặc dù có sự tích cực trong thị trường thanh toán số, tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản cần phải vượt qua. Thanh toán số đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân, điều này được minh chứng qua báo cáo nghiên cứu hành vi thanh toán tại Việt Nam của VISA:
11 ngày liên tiếp người Việt không chi tiêu tiền mặt, gấp 4 lần so với năm 2022
56% số người được hỏi thừa nhận mang theo ít tiền mặt hơn 2023 so với trước đây
GIảm 2% số lượng máy ATM trên thị trường tháng 1/2024 so với cùng kỳ. Dữ liệu cũng ghi nhận không còn tình trạng xếp hàng tại ATM như trước đây.
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực trong thị trường thanh toán số, vẫn còn nhiều khoảng trống nhu cầu, đặc biệt trong ngành giao thông. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã có sự chuyển đổi số mạnh mẽ trong mảng thanh toán giao thông như:
Trong khi đó, Việt Nam còn gặp nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi. Các giải pháp hiện nay vẫn còn lỗi nhiều lỗ hổng và bất tiện. Vậy nên đây chính là cơ hội cho VDS tận dụng, nghiên cứu và phát triển để theo kịp xu hướng thế giới, đem lại sự tiện ích cho người dân Việt Nam.
II. Dự báo bối cảnh thị trường quý II/ 2024
Hành lang pháp lý bất lợi
Trải qua Quý I với 4/4 chỉ tiêu SXKD hoàn thành xuất sắc, Tổng công ty tiếp tục đối mặt với loạt thách thức và yêu cầu phải chuyển dịch để bắt kịp thị trường trong Quý II, đặc biệt là hành lang pháp lý đầy bất lợi:
Thắt chặt hành lang pháp lý của thẻ trả trước: Giới hạn tổng hạn mức giao dịch trên thẻ trả trước không được quá 100 triệu đồng/ tháng (hiện nay hạn mức là 1 tỷ đồng/ngày). Đồng thời, giới hạn thời hạn hiệu lực không được quá 03 năm.
Quyết định 2345/QĐ-NHNN tăng cường yêu cầu về xác thực sinh trắc học trong giao dịch thanh toán: Tất cả các giao dịch > 10 triệu đồng đều yêu cầu xác thực sinh trắc học, có hiệu lực từ 1/7/2024.
Hành lang cho ví điện tử lại mở rộng, thuận lợi cho đối thủ: Ví điện tử được cấp phép thanh toán các hàng hóa, dịch vụ nước ngoài (hiện tại yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán phải có pháp nhân tại Việt Nam).
Trước những thách thức trên, VDS đã và đang thực hiện nhiều công tác chuẩn bị để chuyển dịch, biến nguy cơ thành cơ hội để phát triển sản phẩm, đem tới khách hàng các đặc quyền và sự tiện lợi nhất.
Tâm lý thận trọng khi sử dụng tín dụng tiêu dùng
Tâm lý thận trọng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tín dụng tiêu dùng đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt sau vụ việc gây sốc của Eximbank. Khi khách hàng phát sinh giao dịch vào thẻ tín dụng của Eximbank với tổng trị giá 8.5 triệu đồng thì sau 11 năm, khoản nợ cả gốc và lãi đã tăng lên đến 8.8 tỷ đồng (gần gấp đôi mỗi năm). Vụ việc này đã khiến người dân trở nên cảnh giác và e ngại khi sử dụng thẻ tín dụng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm cho vay của fintech có tính minh bạch cao và cách tính phí "an toàn".
Trong nhiều quốc gia phát triển, hầu hết khách hàng của các dịch vụ Mua trước trả sau (Buy now pay later - BNPL) đã có sẵn thẻ tín dụng, nhưng họ sợ bị rơi vào cạm bẫy nợ nần nên không sử dụng. Họ tìm đến BNPL ko chỉ vì khuyến mại mà còn vì tính minh bạch và an toàn. Tại Việt Nam, VIB với khẩu hiệu đi đầu về thẻ, hiện cũng rất mang tiếng về các hoạt động thu phí thẻ thiếu minh bạch.
Ở Việt Nam, việc tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính minh bạch và an toàn có thể tạo ra một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ. Do đó, vị thế "minh bạch nhất trên thị trường" không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo ra một cơ hội kinh doanh lớn mà các công ty tài chính nên nắm bắt và phát triển.