Cảnh giác với những hoạt động gian lận tinh vi sau khi cập nhật Nghị định 2345

thanhtv50 đã đăng lúc 09:00 - 31.07.2024

Từ ngày 1/7, tất cả các ngân hàng và ví điện tử đều được yêu cầu tuân thủ theo Nghị định 2345 của Ngân hàng nhà nước ban hành. Mặc dù tăng cường thêm 1 bước bảo vệ cho người dùng và giảm thiểu rủi ro thất thoát về tài chính, nhưng vấn nạn lừa đảo vẫn không giảm bớt mà còn thay đổi và tinh vi hơn để phù hợp theo NĐ 2345 này . Dưới đây là một số cảnh bảo liên quan đến kịch bản lừa đảo tinh vi và phức tạp nhắm vào người dùng phổ biến.

Nguồn: Chongluadao.vn

Theo báo cáo do bên ChongLuaDao cung cấp, trong Quý 2/2024 đã có hơn 31 nghìn lượt báo cáo về vấn đề lừa đảo và tấn công trên mạng. Nổi bật nhất là trong tháng sáu, số lượng lên tới 11,452 báo cáo. Để tăng nhận thức và sự cảnh giác hơn với người dân, dưới đây là 1 số các kịch bản để lừa đảo, tấn công người dùng.

1. Lừa đảo đầu tư trực tuyến:

Kẻ lừa đảo lập ra các nền tảng đầu tư giả mạo và các tổ chức giả mạo như đăng ký/hủy đăng ký thành viên, điều động thành viên, nền tảng đầu tư xổ số và đi du lịch bằng tài khoản nhận dưới tên Doanh nghiệp đã đăng ký giống như các Doanh nghiệp nổi bật như (VINPEARL, GIAO HÀNG TIET KIEM, v.v.) để thiết lập uy tín và lòng tin với các mục tiêu. Sau đó, khi nhận được tiền đầu tư, họ tuyên bố hệ thống bị trục trặc, thực hiện một giao dịch chuyển nhầm hoặc đưa ra những lời biện minh mơ hồ để không hoàn lại tiền. Để thúc đẩy lòng tin, họ thành lập các nhóm dưới vỏ bọc hỗ trợ “nhiều cá nhân đồng thời để thuận tiện”, tuy nhiên, đây về cơ bản là một chiến thuật liên quan đến việc lôi kéo, làm sai lệch các khoản hoàn trả, thanh toán bill giả và gây áp lực cho nạn nhân nhanh chóng chuyển tiền cho họ.

2. Lừa đảo qua mạng xã hội:

Kẻ gian giả mạo danh tính tạo số tài khoản trùng tên với người thân, bạn bè (tạo ở ngân hàng khác) để nhắn tin mượn tiền hoặc yêu cầu chuyển khoản cùng với các call video sử dụng phương thức Deep face, voice change để giả người thân. Nhiều nạn nhân vì tin tưởng thấy giống tên đã chuyển tiền mà không kiểm tra lại.

3. Lừa đảo hỗ trợ xác thực 2345 vào app ngân hàng:

Kẻ gian gọi điện giả danh Ngân Hàng hỗ trợ xác thực CCCD tích hợp vào app ngân hàng nhưng thực tế sẽ cài các app đã chuẩn bị sẵn có mã độc để chiếm thông tin của nạn nhân và thực hiện giao dịch chuyển tiền trên chính thiết bị của nạn nhân.

4. Lừa đảo tuyển dụng việc làm:

Kẻ gian đăng tin tuyển dụng hấp dẫn, yêu cầu ứng viên đóng phí tuyển dụng hoặc mô tả các công việc văn phòng với mức lương cao để sang biên giới trở thành nạn buôn bán người, tham gia vào các đường dây lừa đảo.

Cách hạn chế , phòng tránh

  • Chỉ thực hiện cập nhật CCCD theo các hình thức đã được truyền thông từ ngân hàng hoặc đến Phòng giao dịch gần nhất để được hỗ trợ.

  • Luôn xác nhận lại thông tin qua cuộc gọi trực tiếp hoặc các kênh liên lạc khác trước khi thực hiện giao dịch tài chính.

  • Kiểm tra kỹ thông tin công ty tuyển dụng, không đóng bất kỳ khoản phí nào cho nhà tuyển dụng, không đi cùng phương tiện khi Doanh nghiệp có ý định "hỗ trợ".

  • Không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại và liên hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin.

  • Khi bị chiếm quyền điều khiển điện thoại, có thể dùng băng dính dán camera để hạn chế bị thu thập thông tin đến khi reset thiết bị.

Cảnh báo lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học

  • 7181

Cảnh giác với việc trình phát các video nhận được trên ứng dụng Telegram

  • 6163

Ứng dụng AI cho bài toán tìm kiếm khách hàng tiềm năng

  • 6858

[TECHTALK] #24.11: Trò chuyện về Cloud Computing cùng Viettel’s Star Nguyễn Hữu...

  • 5648

Vào hệ sinh thái, hái bug, rinh tiền vào ví Viettel Money

  • 1
  • 5620

Những usecase RPA thực tế có thể triển khai tại VDS

  • 2666
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua